LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI QUAY TRỞ LẠI KINH DOANH
Thông tin tích cực về vaccine Covid-19, và các gói kích cầu trên quy mô lớn của các Sở ban ngành đang khiến nhiều doanh nghiệp quay trở lại thị trường. Tuy nhiên, vì chưa thể hồi phục lại quy mô trước đây, cộng với nỗ lực tiết giảm chi phí, các doanh nghiệp đã quyết định thay đổi địa chỉ trụ sở, số lượng nhân công, ngành nghề kinh doanh chính, thậm chí thay đổi vốn điều lệ. Bên dưới là một số tổng hợp về mặt pháp lý giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro bị xử phạt hành chính khi quay trở lại kinh doanh:
1. Hoạt động, kinh doanh trở lại sau thời hạn tạm ngừng:
Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động kinh doanh đúng thời hạn đã đăng ký thì không phải thông báo với cơ quan chức năng. Các đơn vị muốn quay trở lại kinh doanh trước thời hạn cần phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước thời hạn đã thông báo, theo khoản 1 Điều 6 Luật Doanh nghiệp 2020. Vì vậy, trước khi tiến hành các hoạt động liên quan đến công tác phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng, doanh nghiệp cần lưu ý thủ tục pháp lý, tránh các mức phạt hành chính theo điều 10, Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Hành vi |
Mức phạt (Điều 10 nghị định 125/2020/NĐ-CP) |
|
Đăng ký thuế, thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo qúa thời hạn quy định |
từ 01 ngày đến 30 ngày |
3.000.000 – 6.000.000 đồng |
từ 31-90 ngày |
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng |
|
từ 91 ngày trở lên |
6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
|
Không thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
|
|
6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Ngoài ra, quay trở lại hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ các quy định về thuế, nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định.
Xem thêm:
2. Thông tin thay đổi chủ động từ phía doanh nghiệp khi quay trở lại hoạt động, kinh doanh: Trong quá trình hoạt động, để ứng biến với tình hình mới của thị trường, doanh nghiệp sẽ có nhiều điều chỉnh phù hợp. Tuy nhiên, với các thay đổi có trong tờ khai đăng ký thuế, doanh nghiệp cần có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý theo quy định của Pháp Luật. Các thông tin này bao gồm:
- Tên chính thức
- Địa chỉ trụ sở, địa chỉ nhận thông báo thuế
- Quyết định thành lập
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Đăng ký xuất nhập khẩu
- Ngành nghề kinh doanh chính
- Vốn điều lệ
- Các thông tin khác trên tờ khai đăng ký thuế, bảng kê kèm theo tờ khai đăng ký hoặc khi có bổ sung thông tin về tài khoản của người nộp thuế
Việc không khai báo các thay đổi trên với cơ quan thuế sẽ khiến cơ quan thuế gặp khó khăn trong công tác cập nhật thay đổi, điều chỉnh thông tin, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế. Trước đây, quy định chỉ áp dụng mức phạt dành cho hành vị chậm nộp trên dưới 30 ngày, trong khi quy định mới tăng khung thời gian phạt (từ 31-90 ngày, trên 91 ngày), tăng mức phạt tương ứng cho các khung thời gian này. Ngoài ra, quy định mới còn phân định mức phạt cho các hành vi chậm nộp làm ảnh hưởng đến giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế, cụ thể như sau:
Hành vi |
Mức phạt Nghị định cũ 129/2013/NĐ-CP |
Mức phạt Nghị định mới 125/2020/NĐ-CP |
||
Không dẫn đến thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế |
Dẫn đến làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế |
|||
Nộp hồ sơ đăng ký thuế/thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định |
1-30 ngày |
400.000 đồng đến 1.000.000 đồng |
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng |
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng |
31-90 ngày |
800.000 đồng đến 2.000.000 đồng |
1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng |
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
|
>91 ngày |
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng |
||
Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế. |
800.000 đồng đến 2.000.000 đồng |
5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng |
||
Không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp. |
800.000 đồng đến 2.000.000 đồng |
x |
x |
Xem thêm:
3. Giải pháp tối ưu dành cho doanh nghiệp quay trở lại hoạt động kinh doanh:
Để tổ chức bộ máy hoạt động hiệu quả với chi phí tối ưu, đồng thời hạn chế các hệ lụy trong các đợt thanh tra quyết toán thuế về sau, doanh nghiệp cần quan tâm đúng mực vào công tác kế toán và pháp lý ngay khi trở lại hoạt động kinh doanh. Trường hợp nguồn lực còn hạn chế, quý doanh nghiệp có thể cộng tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói được Bộ Tài chính cấp chứng chỉ hành nghề, để nhận được hàm lượng tư vấn sâu sát, theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp, từ cung cấp thông tin quản trị, đến xác định và thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp trước Pháp Luật (bao gồm nghĩa vụ thuế)
Một trong những lợi thế của các đơn vị này là nắm bắt kịp thời những thay đổi về mặt pháp lý trong thực tiễn vận hành của doanh nghiệp. Bởi các đơn vị này phải cập nhật tối thiểu 40 giờ kiến thức về kế toán, thuế, đạo đức nghề nghiệp và các kiến thức có liên quan do Bộ tài chính tổ chức hàng năm. Bên cạnh đó, nhờ việc cập nhật liên tục các văn bản dưới luật, các đơn vị này còn nắm vững kiến thức pháp lý liên quan đến luật lao động, chế độ lương thưởng và bảo hiểm xã hội, đủ năng lực hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập bộ máy nhân sự phù hợp với tình hình mới của doanh nghiệp, bao gồm: tuyển dụng nhân sự, đào tạo đội ngũ, xây dựng môi trường làm việc với chính sách phù hợp với văn hóa đặc thù và quy mô hoạt động mới của doanh nghiệp. Đây là lựa chọn phù hợp dành cho các doanh nghiệp hạn chế về nguồn lực, muốn tập trung hoàn toàn vào lĩnh vực chuyên môn. Các đơn vị này hoàn toàn có thể trở thành đối tác đồng hành lâu dài với các chặng đường phát triển của doanh nghiệp: từ thành lập, thay đổi giấy phép kinh doanh; đến chia tách, hợp nhất, sáp nhập, mua bán chuyển đổi và tái cấu trúc doanh nghiệp.
Là một đơn vị chuyên tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp, có kinh nghiệm trên 10 năm về các vấn đề như: Tái cấu trúc doanh nghiệp, Hành nghề dịch vụ kế toán, Hỗ trợ các thủ tục pháp lý, Tư vấn quản lý doanh nghiệp theo yêu cầu,... Với tư cách là: Người trợ lý đắc lực cho doanh nghiệp, Công ty tư vấn quản lý doanh nghiệp (viết tắt là EMC) sẽ nắm bắt thực trạng các vấn đề của doanh nghiệp để đưa ra các giải pháp và những hỗ trợ cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề của mình, khi quay lại hoạt động kinh doanh và khi có những thay đổi trong quá trình hoạt động.